Nhà soạn nhạc

FREDERIC CHOPIN (1810-1849)

FREDERIC CHOPIN (1810-1849)

Chopin sinh ngày 1 tháng 3 năm 1810 Ở Zelazova - Wola gần thủ đô Vacsava (Balan). Cũng trong năm này thì gia đình của Chopin chuyển về thủ đô Vacsva và ngôi nhà của ông trở thành một trung tâm của giới trí thức tiến bộ ở Vacsava. Những nhà hoạt động xã hội Balan thường lui tới gia đình Chopin, nhiều người trong họ sau này đã thamgia tích cực vào cuộc khởi nghĩa và trở thành những người bạn thân thiết với Chopin. Cha của Chopin là ông Nicolai Chopin gốc là người Pháp nhưng ở Balan đã lâu, ông là người có tư tưởng tiến bộ và đã cùng với nhiều người yêu nước Balan có nhiều cống hiến về sức lực cũng như trí tuệ cho đất nước Balan. Ông đã xem Balan như là một quê hượng thứ hai của mình.

Chopin lớn lên trong bầu không khí của những cao trào đấu tranh của dân tộc và được giáo dục bằng tình yêu với Tổ quốc. Sau này khi đã là một nhà soạn nhạc, Chopin đã thể hiện rõ những khuynh hướng dân tộc của nhân dân mình qua các tác phẩmcủa ông. Từ nhỏ, Chopin thường được nghe các bài dân ca qua người mẹ, Chopin đã thấy được sự duyên dáng của giai điệu trong những bài dân ca Balan. Sự say mê văn học cũng xuất hiện ở Chopin rất sớm. Chopin có kiến thức rộng, nghiên cứu rất sâu về lịch sử và văn học. Chopin thích Goethe và các nhà thơ, nhà văn lãng mạn như: Sille, Bairơn, Mixkêvich ...

Ngay từ nhỏ, khả năng âm nhạc của Chopin đã rõ nét. Năm 1818, Chopin đã có một buổi biễu diễn piano trước công chúng và được công nhận như một nghệ sĩ thực thụ. Cũng trong năm này Chopin đã có những thể nghiệm đầu tiên trong lĩnh vực sáng tác, như viết một số hành khúc, Polone, Valse...

Năm 1826, Chopin vào học ở Nhạc viện Vacsava. Ởđây thầy dạy của Chopin là nhạc sĩ Enxne - người đã truyền cho Chopin một ý thức về dân tộc trong sáng tạo âm nhạc. 

Những năm ở Vacsava, Chopin đã được tiếp xúc với nền nhạc kịch cổ điển Vienna cũng như âm nhạc Balan. Chopin nghiên cứu sâu sắc các bản giao hưởng của Mozart, Haydn, Beethoven... các sáng tác của Chopin trong thời gian này là sự tổng hợp những nét độc đáo của dân tộc với các thành tựu của âm nhạc Tây Âu. Đó là những tác phẩm như: Polone, Nocturne, Mazurka ...

Năm 1829 Chopin đã trở nên nổi tiếng ở Viennna bằng một buổi biễu piano hết sức thành công.

Trở về Balan, Chopin ở lại Tổ quốc một năm nữa. Lúc này tình hình chính trị ở Balan đang căng thẳng, những người thân và bạn bè của Chopin lo lắng cho tính mạng của Chopin, họ khuyên ông nên đi sang các nước khác ở châu Âu để lánh nạn, nơi có nhiều điệu kiện để cho tài năng của Chopin được phát triển và Chopin được biễu diễn tuyên truyền cho đất nước Balan. Nhưng Chopin đã nhiều lần hoãn lại chuyến đi của mình vì tình yêu của ông đối với Tổ quốc quá mạnh mẽ. 

Cuối cùng trong những ngày đầy lo âu thì Chopin cũng đành phải từ giã Tổ quốc để ra đi. Tháng 10 năm 1830 Chopin biễu diễn lần cuối ở Tổ quốc. Trong buổi tôi chia tay đầy xúc động ấy, bạn bè đã trao cho Chopin một nắm đất quê hương tượng trưng cho đất nước Balan, và ngày 2 tháng 11 năm 1830, Chopin vĩnh viễn từ giã Tổ quốc thân yêu của mình.

Thời kỳ ở Pari, Chopin sống và sáng tác trong một tình cảm yêu nước thiết tha, với một nỗi đau vì Tổ quốc. Chopin uớc mơ cho sự giải phóng đất nước, tất cả những cảm xúc ấy, Chopin gửi gắm vào trong những sáng tác của mình. Chopin thường tìm đến các kiều dân Balan ở Pari, tìm thấy ở họ những tình cảm thân thiết và gửi đến họ những suy nghĩ, những cảm xúc của mình qua các tác phẩm mới, cùng với họ uớc mơ cho Balan được giải phóng.

Ở Pari Chopin làm bạn với rất nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng châu Âu như: Standan, Victohugo, Banzac, Duyma(cha)... những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của thời đại cũng thường lui tới nhà của Chopin như: Listz, Rossini, Mendellsson, Paganini...Chopin cũng được công nhận là nghệ sĩ Piano xuất sắc nhất thế giới. Cũng trong thời gian này Chopin yêu nữ văn sĩ GioocXăng, nhưng sau một thời gian giữahọ xẩy ra những mâu thuẫn và họ đã chia tay. Những năm cuối đời ở Pari, Chopin sống rất nặng nề, ông đau khổ vì đất nước chưa được tự do, thêm vào đấy là cái chết của người cha và sự chia tay với Gioocxăng đã làm cho sức khỏe của Chopin giảm sút.

Chopin mất tại Pari ngày 17 tháng 10 năm 1849 với nhiều suy tư về đất nước Balan. Lời yêu cầu trước khi chết của ông là được gửi về Tổ quốc thân yêu trái tim của mình. (Ý nguyện đó của ông đã được thực hiện, ngày nay tại bảo tàng Chopin ở thủ đô Vacsava người ta vẫn còn lưu giữ trái tim của Chopin)

Sáng tác phẩm của Chopin phần lớn được viết cho cây đàn Piano, trong đó đáng chú ý là hai Concerto cho Piano và dàn nhạc: Concerto f-moll viết vào năm 1829 và Concerto e-moll viết vào năm 1830. Ngoài ra là một khối lượng lớn các tác phẩm được viết cho các thể loại: Mazurka, Polone, Nocturne, Etude, Prelude, Scherzo, Ballade, Valse, Fantasie, Impromtuy... Sonate b-moll (1837-1839), Sonate h-moll (1844)...

Chopin đã để lại cho chúng ta những tác phẩm bất hũ với những tình cảm, ý nghĩ sâu sắc về đất nước. Điều đó đã được xác nhận trong nội dung tư tưởng, hình tượng âm nhạc qua các tác phẩm của Chopin.

Chopin đã làm phong phú cho nền âm nhạc Tây Âu, ông đã đưa vào các tác phẩm cho đàn phím những chủ đề tư tưởng có ý nghĩa lớn lao, liên quan đến cuộc đấu tranh của nhân dân cho sự giải phóng dân tộc, mà chủ đề này trước đây thường chỉ được phán ánh trực tiếp trong nhạc kịch. Chính vì vậy, Chopin là người mở rộng giới hạn tư tưởng nghệ thuật âm nhạc cho đàn Piano. Hình ảnh Tổ quốc trong tác phẩm của Chopin được tìm thấy ở nhiều khía cạnh: anh dũng, chiến thắng, vĩ đại, cao thượng, thơ mộng, bi hùng... So với các nhà soạn nhạc lãng mạn Tây Âu, họ vốn hoài nghi và châm biếm về những ước mơ không đạt được. Còn Chopin thì bộc lộ rõ niềm tin của mình trong sự thể hiện những tư tưởng cao cả và những khuynh hướng yêu nước của dân tộc. Thế giới tinh thần của Chopin cũng như của các nhà cổ điển ổn định hơn, ông không phải tìm kiếm những sự mâu thuẫn không giải quyết được. Nội dung âm nhạc của Chopin cụ thể, hiện thực, có cơ sở nhân đạo sâu sắc, trong đó thể hiện tình cảm thực của con người. Chopin thể hiện những nỗi lo âu, niềm hy vọng, ước mơ đau khổ của mình cũng như của cả thế hệ mình. Âm nhạc của Chopin tràn đầy màu sắc khác nhau và có nội dung tâm lý sâu sắc. Schumann đã gọi những tác phẩm của Chopin là “Những khẩu đại bác nấp dưới đóa hoa hồng”.

Sự độc đáo trong phong cách của Chopin không những được khẳng định từ nội đung, hình tượng âm nhạc mà còn được nhấn mạnh trong cả mối liên hệ của nó với âm nhạc dân gian cũng như sự đổi mới trong hình thức. Âm nhạc dân gian là cơ sở cho những giai điệu, tiết tấu, điệu thức trong âm nhạc của Chopin. Chopin đã nâng cao và thơ hóa những bài dân ca, dân vũ, và đã khái quát những đường nét của các điệu nhảy dân gian (đặc biệt là điệu nhảy Mazurka).

Nghệ thuật của Chopin được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa dân tộc, là kết quả của nền văn hóa cổ trên cơ sở vững chắc của nền nghệ thuật dân gian, tuy nhiên Chopin đã biết tiếp thu những tinh hoa của nghệ thuật âm nhạc Tây âu được kết tinh trong những tác phẩm của các giả nổi tiếng trước đó. Chính vì vậy mà Chopin không những là nhà cổ điển của nghệ thuật âm nhạc Balan mà còn có ý nghĩa thế giới. Nghệ thuật của Chopin đã thể hiện xúc động của cả thời đại, sức mạnh của tình cảm, nỗi lo lắng, niềm hy vọng, niềm vui sướng và cả nỗi đau khổ của cả thế hệ. Chopin là một nhạc sĩ tiêu biểu nhất của chủ nghĩa lãng mạn. Từ tính độc đáo trong nghệ thuật, Chopin đã đưa vào âm nhạc lãng mạn những mầu sắc mới của dân tộc, sự đặc sắc “theo kiểu Chopin” với tính nồng cháy và tính trữ tình để thể hiện nỗi xúc động nội tâm của con người thời đại, qua phương tiện của một nhạc cụ là cây đàn Piano. Lần đầu tiên chủ đề về nỗi xúc cảm yêu nước, cách mạng tìm thấy sự thể hiện rõ ràng và đầy đủ trong nghệ thuật của cây đàn Piano. Bởi vậy Chopin còn được mọi người gọi là “Nhà thơ” của cây đàn Piano.

Bài viết liên quan

PETER ILITCH TCHAIKOVSKY (1840-1893)
Nhà soạn nhạc

PETER ILITCH TCHAIKOVSKY (1840-1893)

Ngày 6 tháng 5 năm 1840, Tchaikovsky sinh ra tại thị trấn Vokinsk thuộc tỉnh...
FREDERIC SMETANA (1824-1884)
Nhà soạn nhạc

FREDERIC SMETANA (1824-1884)

Sinh ngày 2 tháng 3 năm 1824 ở thành phố Litomisl, cộng hòa Séc....
GEORGES BIZET (1838-1875)
Nhà soạn nhạc

GEORGES BIZET (1838-1875)

Bizet sinh ngày 25 tháng 10 năm 1838 tại Pari, trong một gia đình nhạc sĩ....
FRANZ LISZT (1811-1886)
Nhà soạn nhạc

FRANZ LISZT (1811-1886)

Liszt sinh ngày 22 tháng 11 năm 1811 ở làng Dobojan, miền Tây nước...
HECTOR BERLIOZ (1803-1869)
Nhà soạn nhạc

HECTOR BERLIOZ (1803-1869)

Berlioz sinh ngày 11 tháng 12 năm 1803 Ở Cote André. Là một nhạc sĩ...
ROSSINI (1792-1868)
Nhà soạn nhạc

ROSSINI (1792-1868)

Rossini sinh ngày 29 tháng 2 năm 1792 ở thành phố Pêdarô của...
ROBERT SCHUMANN (1810-1856)
Nhà soạn nhạc

ROBERT SCHUMANN (1810-1856)

Schumann sinh ngày 8 tháng 6 năm 1810 tại thành phố Zwickau (Đức) trong...
FELIX MENDELSSOHN BARTHOLDY (1809-1847)
Nhà soạn nhạc

FELIX MENDELSSOHN BARTHOLDY (1809-1847)

Mendelssohn sinh ngày 3 tháng 2 năm 1809 ở Hambuoc (Đức) trong một gia đình...
FRANZ SCHUBERT
Nhà soạn nhạc

FRANZ SCHUBERT

Schubert sinh ngày 31 tháng 1 năm 1797 ở vùng Lichtentan, ngoại ô thành...
LUDWIG VAN BEETHOVEN (1770 - 1827)
Nhà soạn nhạc

LUDWIG VAN BEETHOVEN (1770 - 1827)

Beethoven là một trong những nhà văn hóa vĩ đại của thế giới, ông...
JOSEPH HAYDN (1732-1809)
Nhà soạn nhạc

JOSEPH HAYDN (1732-1809)

Haydn sinh ngày 1 tháng giêng năm 1732 tại Rohrao, một làng nhỏ thuộc...
CHRISTOPHE WILLIBALD GLUCK (1714-1787)
Nhà soạn nhạc

CHRISTOPHE WILLIBALD GLUCK (1714-1787)

Gluck sinh ngày 2 tháng 6 năm 1714 ở vùng Weidenwang thuộc nước Đức,...
GEORGE FREDERICK HANDEL (1685-1759)
Nhà soạn nhạc

GEORGE FREDERICK HANDEL (1685-1759)

Handel xuất thân trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động; bố ông...
Johann Sebastian Bach
Nhà soạn nhạc

Johann Sebastian Bach

Bach sinh ngày 21 tháng 3 năm 1685 tại Eisenach (Đức). Mồ côi cha từ nhỏ,...
Cuộc đời và sự nghiệp của Nhạc sĩ thiên tài Wolfgang Amadeus Mozart
Nhà soạn nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của Nhạc sĩ thiên tài Wolfgang Amadeus Mozart

Mozart sinh ngày 27 tháng 1 năm 1756 tại Salzburg - Đức. Cha của ông, Leopold...